GIỌNG, KHÓA, HAY KEY TRONG ÂM NHẠC LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH GIỌNG CỦA MỘT BÀI HÁT

xac dinh giong khoa key trong ban nhac

Làm thế nào để xác định giọng, khoá, key trong âm nhạc?

Khi chơi hoặc nghe một bản nhạc, bạn có thể nghe ai đó nói rằng bài hát được viết ở một “tông” hay giọng nào đó, chẳng hạn như “Đô trưởng” hay “Si thứ”. Nhưng chính xác thì điều này có nghĩa là gì? Và “Giọng” này liên quan như thế nào đến các nốt (note), thang âm (âm giai – scale) và hợp âm (chord)?

Hôm nay Trường Âm nhạc Yamaha – Cornerstone sẽ giúp bạn xác định giọng trong âm nhạc là gì, và các phương pháp tìm ra giọng của một bài hát nhé.

GIỌNG TRONG ÂM NHẠC LÀ GÌ?

Trong âm nhạc, giọng là nhóm những cao độ, hoặc nốt chính tạo thành nền tảng hòa âm của một bản nhạc.

Các nốt được sử dụng trong một bài hát thường là thuộc một âm giai (hay thang âm) cụ thể, và đây cũng là nguồn gốc đặt tên cho giọng của tác phẩm.

Ví dụ: Nếu một bài hát chỉ sử dụng các nốt trong thang âm Đô trưởng (C), thì có khả năng rất cao bài hát đó được viết “ở giọng Đô trưởng”. Điều này có nghĩa là hầu hết các nốt trong bài sẽ không có dấu thăng hoặc dấu giáng (dấu hóa – accidental) – C, D, E, F, G, A, B, C.

xac dinh giong khoa key trong ban nhac

Tuy nhiên, âm giai La thứ (Am) cũng không có các nốt có dấu hóa (link), vì vậy nếu chúng ta đọc một bản nhạc không có dấu hóa theo khóa (dấu hóa cố định) (link), thì bài hát cũng có thể được viết ở giọng La thứ.

xac dinh giong khoa key trong ban nhac

CÁCH ĐỂ TÌM GIỌNG CỦA MỘT BÀI HÁT

Luôn có hai giọng có cùng hóa biểu (key signature), bao gồm một giọng trưởng (major key) và giọng thứ (minor key).

Hóa biểu là những dấu hóa được đặt ở phần đầu của một bản nhạc ngay sau khóa nhạc (clef) và số chỉ nhịp (time signature), có tác dụng thay đổi cao độ của mọi nốt nhạc cùng tên với dấu hóa đó trong phạm vi cùng một đoạn nhạc hoăc cả bài nhạc.

Đây là một ví dụ về hóa biểu với 5 dấu thăng (#) thông thường được sử dụng với giọng Si trưởng (B). Tuy nhiên, hóa biểu này cũng có thể được sử dụng để biểu thị giọng Sol thăng thứ (G#m).

xac dinh giong khoa key trong ban nhac

Luôn có một giọng trưởng (major key) và giọng thứ (minor key) cho mỗi hóa biểu nhất định.

Nó được gọi là cung thể tương đương (relative key) và chúng luôn cách nhau ba nửa cung (giọng thứ nằm trước giọng trưởng tương đương ba nửa cung, hay 1,5 cung).

XÁC ĐỊNH TÁC PHẨM ĐƯỢC VIẾT Ở GIỌNG TRƯỞNG HAY GIỌNG THỨ

Thông thường, bài hát hoặc đoạn nhạc sẽ bắt đầu và kết thúc bằng hợp âm chủ (tonic chord), là hợp âm tương ứng với giọng của bài hát.

Nốt mà hợp âm chủ dựa trên (ví dụ: hợp âm D trưởng dựa trên nốt D) chỉ được gọi là chủ âm (tonic). Hợp âm chủ giúp cho một bài hát cảm thấy phù hợp nhất khi chơi tại hợp âm hoặc nốt này.

Vì vậy, để biết một bản nhạc được viết ở giọng nào thì ta cần tìm hợp âm chủ và chủ âm của bài.

Ví dụ:

Trong ví dụ này, hóa biểu cho ta biết tác phẩm được viết ở giọng Si trưởng (B) / Sol thăng thứ (G#m), và giai điệu bắt đầu và kết thúc ở nốt Si, vì vậy chúng ta có thể nói rằng đoạn nhạc được viết ở khóa Si trưởng.

xac dinh giong khoa key trong ban nhac

Nếu giai điệu của đoạn nhạc bắt đầu và/hoặc kết thúc ở nốt Sol thăng (G#), thì giọng của đoạn/nhạc sẽ là Sol thăng thứ (G#m), như trong ví dụ tiếp theo sau đây:

xac dinh giong khoa key trong ban nhac

Hãy nhìn vào một ví dụ thực tế với hai bản Sonata của Haydn. Cả hai bản nhạc đều có cùng một hóa biểu là một dấu thăng – Fa thăng (F#) – nhưng một bản được viết ở giọng trưởng và bản còn lại lại được viết ở giọng thứ.

Bản nhạc dưới đây được viết ở giọng Sol trưởng (G), và ta có thể nhận thấy ngay từ đầu vì nó bắt đầu với nốt Sol ở đầu ô nhịp đầu tiên.

Haydn – Sonata in G major, Hob.XVI:27

Bản nhạc tiếp theo được viết ở cung Mi thứ và nó bắt đầu với hợp âm rải (arpeggios) thứ E (E – G – B – E) ở khóa Fa (bass clef).

Haydn’s ‘Piano Sonata in E, No.53, Hob.XVI/34’

Đây là hai ví dụ nữa để giải thích rõ hơn về cung thể tương đương (relative key) và cũng để kiểm tra xem bạn đã ứng dụng được cách xác định giọng của bản nhạc chưa nhé.

Hóa biểu ở cả hai bản nhạc đều giống nhau – có một dấu Si giáng (Bb).

Ví dụ 2:

Một dấu giáng có nghĩa là giọng của đoạn nhạc sẽ là Fa trưởng hoặc Rê thứ (F/Dm), vậy đoạn nhạc nào có giọng F và đoạn nhạc nào có giọng Dm? Bạn dừng lại 5 giây và đoán trước khi đọc tiếp nhé.

Bản đầu tiên là trích đoạn từ một bản Sonata của Bach ở giọng Rê thứ (Dm). Ta có thể xác định được nhờ vào 3 nốt thuộc hợp âm Dm – Re, Fa, La được chơi ở đầu bài.

Bản thứ 2 là trích đoạn từ một bản sonata của Mozart viết ở giọng Fa trưởng (F): Giai điệu tay phải bắt đầu với 3 nốt Fa-La-Do, tạo thành hợp âm Fa trưởng với tay trái đệm bằng các nốt tương tự.

Mong rằng sau bài viết này, Trường Âm nhạc Yamaha – Cornerstone đã giúp bạn biết được cách xác định giọng của một tác phẩm hay bài hát dựa vào hóa biểu nhìn thấy trên bản nhạc của bài hát hay tác phẩm đó. Và đôi khi các giọng của bài có thể thay đổi ở những phần nhất định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *