Đầu tiên, chúng ta phải công nhận rằng piano là một loại nhạc cụ có cả tính ứng dụng và tính thẩm mỹ. Chơi piano giúp trí não phát triển tốt hơn một cách tự nhiên, bên cạnh đó còn giúp người chơi có thể thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Hơn nữa, đàn piano còn được sử dụng trong trang trí nội thất, tạo cảm giác sang trọng nhưng cũng không kém phần hiện đại cho mọi không gian.
CÁCH TỰ HỌC PIANO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Có rất nhiều lý do khác để chúng ta nên bắt đầu học loại cụ này ngay hôm nay. Nhưng để bắt đầu với Piano và trở nên thành thục với nó lại không hề đơn giản. Với kinh nghiệm nhiều năm với giáo dục và đào tạo âm nhạc từ Nhật Bản, Trường Âm nhạc Yamaha – Cornerstone sẽ hướng dẫn bạn cách tự học đàn Piano tại nhà cho người mới bắt đầu với 9 bước cực kì chi tiết nhé.
Bước 1: Sắm ngay một cây đàn Piano
Piano cơ:
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước khó đưa ra quyết định nhất để bắt đầu quá trình tự học Piano của bạn: “Mua một cây đàn Piano”. Dưới đây là những điều cần biết khi mua một cây Piano:
- Luôn trải nghiệm trực tiếp cây Piano trước khi quyết định mua
Không phải cứ là một cây Piano mắc tiền thì sẽ làm bạn hài lòng, do đó việc bạn thích một cây Piano nào đó là một yếu tố mang tính chủ quan. Hãy đến trực tiếp cửa hàng nhạc cụ và tự trải nghiệm nhiều cây Piano khác nhau, lưu ý cảm giác phím khi ngón tay bạn lần đầu chạm lên những phím đàn nhé!! Và cực kỳ lưu ý là bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để trải nghiệm cũng như mua sắm. Tại Cửa hàng Âm nhạc Yamaha – Cornerstone, bạn sẽ tìm thấy mọi nhạc cụ chính hãng Yamaha từ phân khúc cao cấp cho đến phổ thông nhất, từ Piano, guitar, trống cơ, trống điện cho đến saxophone hay violin.
Piano điện:
Tuy nhiên không phải cứ bắt đầu với một cây Piano cơ sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Những cây Piano điện hiện đại ngày nay mang lại cảm giác chân thực như đang chơi trên một cây Piano cơ. Piano điện cũng được tích hợp nhiều chức năng với những mức giá phải chăng hơn. Ghé thăm Cửa hàng Âm nhạc Yamaha – Cornerstone ngay để trải nghiệm các dòng Piano điện đẳng cấp như Clavinova, ARIUS YDP hay P-Series.
- Lựa chọn một cây Piano tiêu chuẩn với đầy đủ 88 phím cảm ứng lực
Kích thước chuẩn của một cây Piano là 88 phím. Nếu bạn mua một cây đàn có số phím ít hơn thì dù mới chỉ giai đoạn nhập môn nhưng bạn sẽ bị thiếu phím để đàn. Cụm từ “cảm ứng lực” trong Piano điện nói đến phím đàn với độ nặng nhẹ được mô phỏng dựa trên cơ chế hoạt động phức tạp của hệ thống cơ học bên trong đàn Piano cơ. Nói một cách đơn giản, bạn càng đánh mạnh vào phím đàn thì âm thanh phát ra sẽ càng lớn. Đây là tính năng rất quan trọng để phát triển nên kỹ thuật chơi đàn tốt. Hầu như tất cả đàn Piano điện của Yamaha hiện nay đều đã được trang bị tính năng này, với đa dạng các công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới.
Bước 2. Trang bị kiến thức cơ bản về đàn Piano
Tìm hiểu kiến thức cơ bản về đàn Piano là bước đầu tiên thiết yếu cho hành trình âm nhạc của bạn. Việc nắm vững những kiến thức này sẽ giúp bạn sử dụng đàn hiệu quả, tối ưu hóa quá trình luyện tập và nâng cao trải nghiệm âm nhạc.
1. Cấu tạo đàn Piano:
- Bàn phím: Gồm 88 phím trắng và đen, chia thành 7 quãng tám.
- Phím trắng đại diện cho 7 nốt nhạc tự nhiên (C, D, E, F, G, A, B).
- Phím đen đại diện cho các nốt thăng (#) và giáng (b).
- Các phím đen được xếp thành 2 nhóm: 2 phím và 3 phím.
- Bộ Pedals: Bao gồm 3 pedal: sustain, sostenuto và una corda, giúp tạo hiệu ứng âm thanh phong phú.
2. Khái niệm về hợp âm:
- Hợp âm là sự kết hợp của 3 nốt trở lên, tạo nên một thể âm thanh hoàn chỉnh.
- Hợp âm được chia thành nhiều loại, phổ biến nhất là hợp âm trưởng và hợp âm thứ.
- Ký hiệu hợp âm: Viết tắt tên nốt chủ + chất hợp âm (trưởng/thứ) + ký hiệu đảo âm (nếu có). Ví dụ: Cmaj7, Dm, G7sus4.
3. 14 hợp âm cơ bản trên Piano:
- 7 hợp âm trưởng: Cmaj, Dmaj, Emaj, Fmaj, Gmaj, Amaj, Bmaj.
- 7 hợp âm thứ: Cm, Dm, Em, Fm, Gm, Am, Bm.
Bước 3: Làm quen và luyện tập với các nốt nhạc:
1. Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc:
- Khuông nhạc: Gồm 5 dòng kẻ và 4 khe kẻ, đại diện cho âm vực cao thấp của nốt nhạc.
- Vị trí các nốt:
- Nốt nhạc được đặt trên dòng kẻ hoặc khe kẻ, kết hợp với ký hiệu khóa nhạc để xác định cao độ.
- Ví dụ: Khóa Sol: Nốt Đồ nằm trên dòng kẻ thứ 2, nốt Si nằm trên khe kẻ thứ 5.
2. Luyện tập:
- Sử dụng thẻ Flashcard hoặc sách giáo khoa dành cho người mới bắt đầu để ghi nhớ vị trí các nốt.
- Luyện tập thường xuyên bằng cách chơi các bài tập đơn giản, chú ý đến vị trí ngón tay và sự linh hoạt của bàn tay.
- Sử dụng các bài tập đọc nốt nhạc trên khuông nhạc để rèn luyện khả năng xác định cao độ.
- Kết hợp luyện tập đọc nốt với việc chơi đàn để ghi nhớ vị trí các nốt một cách hiệu quả.
Theo dõi bài viết 9 bước để tự học đàn piano tại nhà (phần 2) để xem tiếp các bước còn lại bạn nhé.